Siêu dự án đường Đại lộ ven sông Sài Gòn dài 63km đi qua các huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận 12, quận Bình Thạnh và quận 1 TP HCM. Hướng tuyến có điểm đầu tại ngã ba Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi sẽ chạy dọc theo sông Sài Gòn và kết thúc tại cầu Bến Súc. Để ít phải giải tỏa, ở đoạn 1, Tập đoàn Tuần Châu đề nghị xây dựng đường ven sông Sài Gòn, chui dưới các cầu Thủ Thiêm, Sài Gòn rồi đi vượt lên trên cầu Thanh Đa để tiếp tục chạy theo kênh Thanh đa, qua cầu Bình Triệu và đáp xuống cù lao ở khu vực công ty Vissan. Đường đi theo ven sông Sài Gòn và chui dưới cầu Bình Lợi rồi mới giao cắt khác mức với cầu đường sắt Bình Lợi cho đến sông Vàm Thuật, đoạn này dài hơn 9,5km với 4 làn xe.
Đoạn còn lại 54km đi qua khu vực có địa hình sông, rạch nên ít phải giải tỏa xây dựng đường ven soog với bề rộng 6 làn xe di chuyển.
TP HCM chấp nhận mức chi kinh phí theo đề nghị của chủ đầu tư, đoạn tiếp giáp với 2 dự án khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son và khu phức hợp Tân Cảng – Sài Gòn, chủ đầu tư tự bỏ vốn để xây dựng. Phần còn lại của dự án sẽ do ngân sách thành phố chi trả.
Góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông
Theo hướng tuyến nêu trên, dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn này sẽ hình thành một trục giao thông chính, kết nối các tuyến đường hiện hữu tại Hàm Nghi – quận 1, cầu Sài Gòn – quận Bình Thạnh. Đồng thời kết nối thông suốt các tuyến dự kiến như Phạm Văn Đồng, Phạm Huy Thông, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Lượng…cũng từ đây việc di chuyển đến quốc lộ 13, quốc lộ 1, quốc lộ 22 thực sự dễ dàng.
Tập đoàn Tuần Châu đánh giá, khi tuyến đại lộ này hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông của TP HCM, tạo đà cho các quận, huyện vùng ven thậm chí tỉnh Tây Ninh và khu vực lân cận. Không chỉ kiến tạo trục giao thông mới, dự án đường ven sông Sài Gòn còn giảm tải cho các tuyến Trường Chinh, quốc lộ 22, ngã tư An Sương.
Dự khiến thi công đại lộ ven sông này trong vòng 18 tháng. Tập đoàn này sẽ phối hợp các doanh nghiệp địa ốc để khai thác quỹ đất, vực dậy vùng đất tiềm năng ở khu Tây Bắc, giảm tải cho vùng nội đô.
Được biết, UBND TP HCM đã có chủ trương, ủng hộ ý tưởng xây dựng đường ven sông Sài Gòn và đề nghị chủ đầu tư hoàn thiện đề án, đề xuất. Ngoài ra, UBND thành phố cũng yêu cầu các sở, ban ngành hướng dẫn Tập đoàn Tuần Châu lập đề xuất dự án để tham mưu đề xuất cho UBND TP.
Sẽ thay đổi cấu trúc đô thị
Theo ông Nguyễn Thanh Hoàn, Phó Giám đốc sở QH-KT TP HCM cho biết, dự án đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ vực dậy sự phát triển của khu Tây Bắc vốn ì ạch từ lâu. Khi hình thành một trục đường chính sẽ có tác động lớn tới kiến trúc, cảnh quan đô thị. Quy hoạch của thành phố, sẽ có hai mảng xanh lớn nằm ở huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi, Hóc Môn, lãnh đạo TP HCM cũng từng xác định sẽ giữ mảng xanh sinh thái khu vực ven sông Sài Gòn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM lại cho rằng, đây là ý tưởng quy hoạch đột phá và dự án đường ven sông Sài Gòn được xem là dự án “khủng”. Theo đề xuất, tuyến đại lộ này sẽ tận dụng quỹ đất bãi bồi ven sông, với tốc độ xe dự kiến 100km/giờ. Do đó, việc triển khai tuyến đường sẽ nhanh vì ít giải phóng mặt bằng. Sau khi hoàn thành, di chuyển trên trục này chỉ mất khoảng 40 phút từ huyện Củ Chi về quận 1.
Tác động của dự án đường ven sông Sài Gòn đến bất động sản
Sau khi đi vào hoạt động, dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ giảm áp lực cho đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện hữu – tuyến đường thường xuyên bị kẹt vào các giờ cao điểm, các chủ đầu tư có dự án tiếp giáp với tuyến đường này sẽ đực hưởng lợi lớn. Theo số liệu thống kê của Sở GTVT TP HCM, trục đường dài 3km đang phải gồng mình với 6 khu phức hợp gồm 17.000 căn hộ chung cư, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại gồm có: The Manor, Vinhomes Golden River, Saigon Pearl, Vinhomes Central Park, SunWah Pearl và Centennial Bason. Đây toàn là dự án được xếp trong nhóm chung cư trung và cao cấp, nhiều tổ hợp chào bán căn hộ với giá lên tới hàng trăm triệu đồng/m2.
Điểm cuối của đại lộ ven sông sẽ chạy dưới cầu Sài Gòn – quận Bình Thạnh kết nối vào đường Điện Biên Phủ. Giao thông khu vực này ngoài tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh vào trung tâm bắt đầu tư dạ cầu, một đoạn đường khác ra vào khu đô thị Vinhomes Central Park cũng đã được đưa vào sử dụng. Các căn biệt thự siêu sang, siêu đắt ở hai khu vực Tân Cảng được rao bán với giá 60 – 150 tỷ đồng.
Dự án đường ven sông Sài Gòn khi đi vào khai thác, vận hành không chỉ tác động đến cấu trúc đô thị, thị trường bất động sản mà tuyến đường đi qua trở lên sôi động. Thực tế cho thấy, hầu hết các chủ đầu tư đều định vị ở phân khúc cao cấp cho tới hạng sang tại các vị trí ven sông Sài Gòn với mức giá đắt đỏ. Một số dự án được chào bán với giá lên đến hàng trăm triệu đồng/m2. CBRE Việt Nam mới đây còn tiết lộ đã có một dự án căn hộ hạng sang đạt ngưỡng gần 15.000 USD/m2, tương đương 350 triệu đồng/m2.
Đắt đỏ là vậy, nhưng phân khúc này rất “được lòng” giới thượng lưu, doanh nhân thành đạt bởi không gian sống lý tưởng, vượng khí sinh tài lộc đồng thời qua căn hộ, ngôi nhà sở hữu có thể khẳng định vị thế, sức ảnh hưởng của chủ nhân sở hữu. Do đó, bất động sản ven sông Sài Gòn phát triển rầm rộ, chủ đầu tư địa ốc rất hào hứng khi dự án đường ven sông được hình thành.